quầng thâm mắt và cách khắc phục
Thâm quầng mắt: Làm sao để cải thiện?
22/03/2021
tác dụng của vitamin e với làn da
Tác dụng của vitamin E với làn da
24/03/2021
những câu hỏi thường gặp về nám da khi mang thai

50-70% phụ nữ mang thai có thể xuất hiện những đốm nám da trong thai kỳ của mình. Nám da do thai kỳ còn liên quan đến sự thay đổi hormone xảy ra trong suốt thai kỳ. Vì vậy những vùng da tối màu là một dấu hiệu thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Cùng giải đáp những thắc mắc tình trạng nám da khi mang thai ở phụ nữ.

Nám da khi mang thai có phải là biểu hiện bình thường?

Nám da khi mang thai là hiện tượng bình thường và phổ biến, với đặc điểm là làm da tối kèm theo các đốm mờ. Nám da đôi khi còn được gọi là mặt nạ thai kỳ bởi các đốm mờ thường xuất hiện xung quanh môi, mũi, gò má, trán của thai phụ. Nó giống với hình dạng của một chiếc mặt nạ. Tình trạng sạm da có thể xuất hiện dọc theo xương hàm hoặc cẳng tay và một số bộ phận khác trên cơ thể bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Bên cạnh đó, một số bộ phận khác như núm vú, bộ phận sinh dục có thể trở nên tối màu hơn khi mang thai. Các bộ phận thường xảy ra ma sát như nách, đùi cũng sẽ trở nên tối màu hơn khi bạn mang thai.

nám da khi mang thai và sau sinh

Nguyên nhân gây nám da khi mang thai?

Sự thay đổi nội tiết tố của phụ nữ trong thời kỳ mang thai kích thích quá trình sản sinh melanin gây nên tình trạng nám da. Melanin là sắc tố quyết định màu da, tóc và mắt của con người.

Phụ nữ có làn da sẫm màu thường dễ bị nám hơn phụ nữ có làn da sáng màu. Bạn cũng có khả năng bị nám da nếu trong gia đình bạn có người thân cũng gặp phải tình trạng này.

Đường sọc nâu có liên quan đến nám?

vết sậm màu trên da bụng

Sắc tố melanin tăng lên gây ra các vết nám da trên khuôn mặt, đồng thời đây cũng chính là tác nhân gây ra đường sọc nâu, các mẹ bầu có thể thấy đường sọc nâu này chạy dọc xuống bụng. Trước khi mang thai, đường sọc trắng chạy từ rốn đến xương mu của bạn, bạn có thể không nhận ra bởi nó có cùng màu với phần da còn lại của bạn.

Khi mang thai, sắc tố melanin tăng lên khiến cho đường sọc trắng trở thành đường sọc nâu. Vài tháng sau khi sinh, đường sọc nâu sẽ trở về trạng thái bình thường như trước khi bạn mang thai

Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng nám, sạm da khi mang thai?

Một số cách ngăn ngừa tình trạng nám khi mang thai thường được chị em áp dụng phổ biến là:

  • Giấm rượu táo: sử dụng giấm rượu táo trên các vùng da bị nám một hoặc hai lần mỗi ngày có thể dần dần làm sáng các vùng da này
  • Nước cốt chanh: bạn vắt một ít nước chanh rồi bôi lên vùng da sạm màu hai lần mỗi ngày, các vết nám có thể sẽ biến mất sau vài tuần
  • Chiết xuất hạt bưởi: vitamin C và chất chống oxi hóa có trong chiết xuất hạt bưởi có thể giúp trị nám khi sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy phương pháp này có thể giúp làm sáng màu da
  • Tinh dầu: nhiều loại tinh dầu, ví dụ như tinh dầu trà xanh và dầu lavender giàu vitamin và chất chống oxi hóa rất tốt trong việc chữa trị các bệnh về da. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người hộ sinh trước khi sử dụng các tinh dầu này vì bạn có thể gặp một vài tác dụng phụ trong quá trình mang thai
  • Mặt nạ chuối: bạn chỉ cần nghiền nát một quả chuối chín còn tươi trên vùng da bị nám, để im trong vòng 15 phút, sau đó rửa mặt lại với nước lạnh. Các đốm đen trên da sẽ biến mất và bạn sẽ có một làn da sáng và mềm mại

Ngoài ra, có thể sử dụng một số loại kem dưỡng trị nám phù hợp với làn da cũng như tình trạng nám, sạm da.

>>> Xem thêm: Kem sâm đế vương Olic

Sau sinh, tình trạng nám da liệu có được cải thiện?

nám da ở phụ nữ sau sinh

Tình trạng nám, sạm da thường sẽ mờ dần mà không cần điều trị sau khi bạn sinh con. Các vết đốm sậm màu thường sẽ mờ dần trong vòng một năm sau khi sinh và làn da của bạn sẽ trở lại màu da bình thường, mặc dù đôi khi tình trạng này sẽ không thể biến mất hoàn toàn.

Đối với một số phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen ( thuốc tránh thai, vòng âm đạo) cũng góp phần gây nên tình trạng nám da. Nếu sự thay đổi này khiến bạn khó chịu, bạn có thể lựa chọn biện pháp tránh thai khác.

Nếu làn da của bạn vẫn còn vết đốm mờ sau vài tháng bạn sinh con và nó khiến bạn thấy khó chịu, bạn có thể tìm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của da hoặc các bác sĩ da liễu để lựa chọn các phương pháp điều trị nám. Các chuyên gia có thể sẽ chỉ định bạn dùng loại kem tẩy trắng có chứa hydroquinone, loại thuốc bôi có chứa tretinoin …

Nếu bạn đang cho con bú hoặc dự định có thai sớm, bạn nên nói chuyện trước với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe của da trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trong mọi hoàn cảnh, bạn nên tiếp tục bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời bằng cách sử dụng kem chống nắng hàng ngày, mặc quần áo bảo hộ và tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào giờ cao điểm.

Những vết sẫm màu trên da khi mang thai có phải là dấu hiệu của bệnh lý nào đó?

Sự thay đổi màu da có thể là triệu chứng của ung thư da hoặc một bệnh lý nào đó khác. Nếu sắc tố da của bạn thay đổi kèm theo các triệu chứng khác như đau, đỏ hoặc chảy máu, sự thay đổi về kích thước, hình dạng, màu sắc của nốt ruồi, bạn nên đi kiểm tra tại các cơ sở uy tín. Bạn nên đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị thích hợp.

Trên đây là những giải đáp câu hỏi về nám da khi mang thai. Nếu chị em có câu hỏi cần giải đáp, vui lòng để lại dưới bình luận. Hoặc chị em có thể gọi điện trực tiếp đến số hotline 0386.49.66.88 để được tư vấn và hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *