Chanh giúp giảm cân
Dùng chanh như thế nào để giảm 3kg trong một tuần?
13/07/2018
Giảm cân nhanh bằng chế độ ăn Lowcarb
Giảm mỡ nhanh bằng chế độ ăn kiêng Lowcarb
15/07/2018
Giảm cân có cần thiết không?

Giảm cân có cần thiết không?

Hiện nay tình hình thừa cân và béo phì đang tăng lên với tốc độ báo động, không những ở các quốc gia phát triển mà ở cả các quốc gia đang phát triển. Vậy béo phì có những hệ luỵ như thế nào đối với sức khỏe? Bạn có cần thiết phải giảm béo không? Sau đây tôi sẽ chia sẻ với bạn về các vấn đề này.

Béo phì và nguyên nhân

Béo phì

Béo phì và các tác hại

Béo phì và các tác hại

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức, và không bình thường tại một vùng cơ thể, hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì là tình trạng sức khỏe có nguyên nhân dinh dưỡng.

Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp, ung thư.

Hiện nay tổ chức y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI) để nhận định tình trạng gầy béo.

Công thức tính BMI: BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao (mét) x chiều cao (mét)]

Những người có chỉ số BMI trên 25 được coi là béo phì.

Tại các nước đang phát triển, béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng, gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn. Ở Việt Nam, tỉ lệ thừa cân và béo phì khoảng 5,6%, 6,5% ở các thành phố lớn; 10,7% ở lứa tuổi 15-49 và 21,9% ở lứa tuổi 40-49. Tỉ lệ béo phì ở trẻ em học sinh tiểu học Hà Nội là 4,2% (2013) và 12,2% ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyên nhân béo phì

Béo phì xảy ra khi chúng ta nạp nhiều calo hơn, và không đốt cháy hết qua tập thể dục, và các hoạt động thường ngày. Cơ thể chúng ta lưu trữ những calo dư thừa ở dạng mỡ thừa, chất béo.

Tuy nhiên béo phì đôi khi có thể xuất phát từ các bệnh lí: hội chứng Prader-Willi, hội chứng Cushing,… Nhưng nói chung nguyên nhân chính của béo phì là:

Không hoạt động

Nếu như bạn lười vận động thì lượng calo bạn nạp vào cơ thể sẽ không thể tiêu hao hết, mà sẽ tích tụ lâu ngày và gây ra tăng cân, béo phì.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Bạn ăn quá nhiều đồ ăn chứa nhiều chất béo, ít ăn rau xanh,… là nguyên nhân dẫn đến việc bạn thừa cân

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền có thể quyết định cân nặng của bạn. Một gia đình có cả bố và mẹ béo phì thì 85% là con cái sẽ bị béo phì. Nhưng yếu tố di truyền không quyết định tất cả, mà còn do một phần đó là chế độ dinh dưỡng của gia đình đó.

Một số loại thuốc

Một số loại thuốc chống trầm cảm, động kinh, thuốc điều trị tiểu đường,… có thể gây ra tình trạng béo phì ở người sử dụng.

Tuổi tác

Béo phì có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên khi bạn lớn tuổi thì những thay đổi về nội tiết tố, bạn ít hoạt động hơn sẽ làm bạn có thể tăng cân, gây béo phì. Bên cạnh đó số lượng cơ bắp của bạn cũng giảm theo tuổi tác. Khối lượng cơ thấp sẽ làm giảm sự đốt cháy calo và sẽ gây tăng cân.

Mất ngủ

Làm giảm Leptin và tăng Ghrelin. Leptin là một hormone được tiết ra chủ yếu từ mô mỡ, nồng độ Leptin tiết tỷ lệ với khối lượng mô mỡ và tình trạng dinh dưỡng. Leptin đã được chứng minh là có vai trò quan trọng trong điều hòa thể trọng. Ghrelin là hormone được tiết ra chủ yếu bởi dạ dày trước bữa ăn – khi dạ dày rỗng – với vai trò kích thích sự thèm ăn, tăng cảm giác đói, tăng tiết acid dạ dày, nhu động ruột để chuẩn bị cho cơ thể thu nạp thức ăn. Do đó mất ngủ có thể làm tăng cảm giác đói, không thể ngừng ăn.

Tác hại của béo phì đối với sức khỏe

Nguy cơ tiểu đường

Insulin là hormone duy nhất có tác dụng làm giảm đường huyết. Tuy nhiên khả năng làm giảm đường huyết của insulin thấp hơn ở người béo, nhất là những người béo bụng.

Tiểu đường do béo phì

Tiểu đường do béo phì

Lượng insulin đủ để duy trì lượng đường huyết ở người bình thường lại không đủ để duy trì đường huyết ở người béo. Vì vậy, tế bào gan tăng sản xuất glucose, trong khi tế bào cơ và mô mỡ lại giảm tiếp nhận glucose, gây tăng đường huyết, và dẫn đến bệnh tiểu đường.

Tăng huyết áp

Khi cơ thể tăng cân, khối lượng tăng thì thể tích cũng tăng, máu sẽ vận chuyển khó khăn hơn, chậm hơn. Vì thế nên buộc mạch máu phải tăng áp lực để co bóp, đàn hồi để đưa máu đi khắp các tế bào và nó sẽ sinh ra hormone adrenalin. Hormone này được sinh ra khi hệ thần kinh trung ương bị kích thích để đáp ứng những căng thẳng khiến tăng nhịp tim, huyết áp, lượng máu và thành phần máu được lưu thông.

Các bệnh về tim

Mỡ bọc lấy tim là tình trạng rất dễ xảy ra ở những người béo phì, dẫn đến tim khó co bóp.

Ngoài ra mỡ còn làm hẹp mạch vành, cản trở lượng máu vận chuyển đến nuôi tim, gây nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.

Rối loạn lipid máu

Béo phì làm tăng nồng độ triglycerid và LDL-cholesterol, làm giảm nồng độ HDL-cholesterol trong máu. Người béo bụng dễ bị rối loạn lipid máu gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tăng nguy cơ ung thư

Thừa cân béo phì có liên quan mật thiết đến các căn bệnh ung thư. Các chuyên gia tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng tránh Bệnh tật Mỹ đã nghiên cứu và thống kê rằng có đến 40% các ca ung thư liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì. Một số căn bệnh liên quan đến thừa cân, béo phì là ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư gan,…

Tăng viêm xương khớp

Những người béo phì có tình trạng khung xương phải chịu áp lực quá tải, một sức nặng quá lớn của khối lượng cơ thể dễ dẫn đến đau nhức hay giảm chất lượng xương. Lượng axit uric ở người béo tăng dễ gây bệnh gút. Nhiều công trình nghiên cứu khẳng định, khi BMI tăng, lượng axit uric huyết thanh cũng tăng theo.

Tại sao cần giảm béo?

Đảm bảo sức khỏe

Yếu tố sức khỏe chính là vấn đề quan trọng. Người thừa cân, nhiều mỡ sẽ có sức đề kháng yếu hơn so với những người bình thường.

Ngoài ra, với việc tích tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể khiến họ sẽ dễ các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao.

Đồng thời nguy cơ gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, xơ cứng mạch thần kinh, đột quỵ cũng cao hơn nhiều, trong một số trường hợp còn dẫn đến tử vong.

Béo phì làm mất thẩm mỹ

Giảm cân để lấy lại vóc dáng thon gọn

Giảm béo để lấy lại vóc dáng thon gọn

Là con gái ai cũng muốn mình sở hữu một thân hình thon gọn với ba vòng chuẩn. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được điều đó. Nhiều người thừa cân cảm thấy mất tự tin thậm chí không muốn giao tiếp. Điều này ảnh hưởng tới mối quan hệ cũng như sinh hoạt hàng ngày. Vì thế bạn cần lên kế hoạch giảm béo từ ngay bây giờ.

Béo phì ảnh hưởng đến tâm lý

Tiến sĩ S. Floriana Luppino, Trung tâm Y khoa, Đại học Leiden Hà Lan cùng các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu bệnh sử liên quan đến chỉ số BMI của hơn 58.000 người đã cho thấy, những người có chỉ số BMI càng cao (BMI>30) thường có xu hướng xuất hiện nhiều vấn đề tâm lý: tự kỉ, trầm cảm, rối loạn tinh thần, sống khép mình, lo lắng một cách thái quá và thậm chí tự vẫn.

Béo phì ảnh hưởng đến tâm lý

Béo phì ảnh hưởng đến tâm lý

Các nhà khoa học đã chỉ ra mối tương quan giữa trầm cảm và béo phì, những người mắc bệnh béo phì dễ rơi vào tâm lý chán nản. Và ngược lại, người trầm cảm cũng có nguy cơ béo phì rất cao.

Cách phòng tránh béo phì

Thay đổi chế độ ăn uống

Giảm calo và tập thói quen ăn uống lành mạnh là rất quan trọng để khắc phục béo phì, thừa cân.

Giảm cân nhờ chế độ ăn hợp lí

Giảm béo nhờ chế độ ăn hợp lí

Chế độ ăn uống mới của bạn nên cắt giảm lượng calo; hạn chế một số loại thực phẩm chứa carbohydrate năng lượng cao hoặc các thức ăn có chứa chất béo no; uống đồ uống không đường, hạn chế ăn thức ăn có đường.

Tăng cường tập luyện, vận động thể lực

Bạn nên chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày để giảm cân, và duy trì được cân nặng lí tưởng. Bên cạnh đó chăm chỉ tập luyện còn góp phần kiểm soát tốt đường huyết, và huyết áp

Thời gian tập luyện thể lực khoảng 60-75 phút mỗi ngày, cường độ và thời gian tập tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe nhất là những người có bệnh lí huyết áp, mạch vành, suy tim,…

Ngủ nghỉ đúng giờ

Ngủ nghỉ đúng giờ để tránh béo phì

Ngủ nghỉ đúng giờ để tránh béo phì

Để có thể phòng tránh béo phì, bạn nên ngủ nghỉ đúng giờ để có thể giảm cảm giác thèm ăn khi bạn thức khuya, mệt mỏi. Nghỉ ngơi đúng giờ sẽ tốt cho sức khỏe, tinh thần sảng khoái, làn da tươi trẻ mịn màng, đẩy lùi phần nào quá trình lão hóa.

     Xem thêm:

Kỹ Năng Chơi Bóng Rổ Cơ Bản Để Giảm Cân Hiệu Quả

Lưu Ngay Những Phương Pháp Đốt Mỡ Bắp Tay Hiệu Quả

Các phương pháp giảm béo

Có rất nhiều phương pháp giảm béo khác nhau. Tuy nhiên sau đây là một số phương pháp hiệu quả và phổ biến nhất

Dùng gel săn chắc quế Olic

Gel săn chắc quế Olic với thành phần 100% thiên nhiên: tinh dầu quế, chiết xuất đậu Hà Lan, chiết xuất lô hội, đậu xanh, là thông đỏ Nhật Bản,…

Giảm mỡ bằng Gel săn chắc quế Olic

Gel săn chắc quế Olic giúp giảm béo

Gel có tác dụng làm giảm mỡ thừa trên cơ thể. Khi bạn thoa gel vào da, các dưỡng chất thấm sâu vào mô mỡ, làm mô mỡ lỏng ra và thoát ra ngoài theo đường mồ hôi. Do đó bạn có thể giảm béo trực tiếp nhanh chóng.

Nhờ cơ chế tác động trực tiếp vào mô mỡ nên bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian để giảm béo, và hiệu quả tuyệt đối với cả các chị em phụ nữ sau sinh và các quý ông.

Để mua hàng nhanh nhất bạn có thể truy cập website của Công ty TNHH Olic Việt Nam hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline: 0901.736.668

Tập gym, yoga

Các bài tập yoga là một giải pháp hoàn hảo không chỉ giúp bạn giữ dáng; giảm béo mà còn giúp tinh thần người tập được thư giãn, tăng khả năng điềm tĩnh. Ngoài ra tập yoga hàng ngày còn giúp cho bạn có một cơ thể dẻo dai; làn da trẻ khỏe và chống lại sự lão hóa của cơ thể.

Yoga và tác dụng giảm cân

Yoga và tác dụng giảm béo

Gym được xem là một trong những bộ môn giúp đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể hiệu quả nhất hiện nay. Tập gym không chỉ giúp vòng eo chị em trở nên thon gọn, săn chắc; vóc dáng cân đối mà tập gym còn giúp tăng nhịp tim; cải thiện sức khỏe và tăng khả năng chịu đựng của cơ thể. Quan trọng nhất là tập gym sẽ giúp bạn giảm béo.

Uống thuốc giảm béo

Thuốc giảm béo có tác dụng đào thải mỡ thừa tích tụ trên cơ thể; làm cho người uống thuốc có cảm giác no, giảm thèm ăn, từ đó có thể giảm béo.

Một số phương pháp giảm béo đặc biệt

Hiện nay, với y học phát triển, bên cạnh các biện pháp thông thường thì còn một số biện pháp đặc biệt giúp giảm béo:

  • Đặt bóng vào dạ dày, gây cảm giác đầy dạ dày, cảm giác no và hạn chế ăn
  • Phẫu thuật nối shunt hỗng tràng dạ dày làm giảm hấp thu thức ăn
  • Khâu nhỏ dạ dày
  • Phẫu thuật lấy mỡ ở bụng

Tuy nhiên cách điều trị này chị dành cho người quá béo, để hạn chế mọi sinh hoạt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *