Béo phì có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Sai lầm trong việc giảm mỡ bụngSai lầm trong việc giảm mỡ bụng
Sai lầm trong việc giảm mỡ bụng mà bạn dễ mắc phải
23/07/2018
Giảm cân mà tăng kích thước vòng 1 - Bạn có tin?
Giảm cân tăng kích thước vòng 1 – Bạn có tin không?
23/07/2018
Béo phì có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Béo phì có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy làm sao để nhận biết bạn đang bị béo phì? Những hệ lụy cho sức khỏe mà căn bệnh béo phì gây ra là gì? Cách phòng và điều trị căn bệnh nguy hiểm này ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết bạn nhé!

Cách nhận biết căn bệnh béo phì

Béo phì là điều kiện sức khỏe mà trong đó lượng chất béo trong cơ thể tích lũy quá nhiều đến mức mà nó gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nó được xác định bằng chỉ số BMI (body mass index) và hơn nữa là được đánh giá qua sự phân bố mỡ thông qua tỉ lệ eo-hông của cơ thể.

Dựa trên chỉ số BMI

Đánh giá tình trạng béo phì qua chỉ số BMI:

BMI là chỉ số được các bác sỹ và chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay không. Thông thường người ta thường dùng công thức này để đo mức độ béo phì.

Béo phì có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Bảng xác định thể trạng cơ thể dựa trên chỉ số BMI theo WTO

Chỉ BMI cơ thể của một người tính bằng cân nặng của người đó (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). Có thể tính theo công thức định nghĩa hoặc cho theo những bảng tiêu chuẩn.

Dựa trên tỉ lệ eo/mông của cơ thể

Tỷ số vòng eo trên vòng mông hay tỷ số eo trên mông, là giá trị của phép chia giữa số đo chu vi vòng eo và số đo chu vi vòng mông (tại vị trí lớn nhất có thể của vòng mông)

Béo phì có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Tỉ lệ số đo vòng eo/ vòng mông và mối quan hệ với béo phì

Ngoài chỉ số BMI thì biết được sự phân bố lượng mỡ dư thừa trong cơ thể cũng rất quan trọng đối với tầm soát các nguy cơ về bệnh tiểu đường, tim mạch và cao huyết áp.

Ở người béo phì mỡ thường được tích tụ ở vòng eo. Người ta thường nói đùa là người có hình “quả trứng” hay là béo kiểu “trung tâm”, béo kiểu “phần trên”. Nếu mỡ chứa ở nhiều quanh mông, háng và đùi thường gọi là béo hình “quả lê” hay còn gọi là béo kiểu “phần dưới”, kiểu béo này ít trong tình trạng được coi là béo phì,

Do vậy phương pháp xác định tỷ lệ vòng eo / vòng mông cũng là một trong những phương pháp nhận biết căn bệnh béo phì.

Những tác hại khôn lường đến sức khỏe mà béo phì gây ra

Bệnh tim mạch

Béo phì có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh tim mạch

Người béo phì thường đi kèm với bệnh rối loạn lipid máu. Hay thường gọi là bệnh mỡ trong máu hoặc cholesterol cao. Khi cholesterol cao gây xơ hóa lòng mạch máu, tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Mặt khác, ở người béo phì tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi nuôi cơ thể lâu dài gây quá tải cho tim. Do đó, ở người béo phì dễ mắc các bệnh về tim mạch. Hiện tại, tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch đang đứng đầu trong các nguyên nhân. Trong đó rất nhiều ca là biến chứng của bệnh béo phì.

Cao huyết áp

Béo phì có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Cao huyết áp là bệnh có thể do béo phì gây ra

Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp ở người béo phì cao hơn gấp 12 lần so với người có cân nặng bình thường. Khi cơ thể tăng cân, khối lượng tăng thì thể tích cũng tăng. Máu vận chuyển ì ạch hơn buộc mạch máu phải dùng nhiều áp lực co bóp đàn hồi hơn để đưa máu đi khắp mọi tế bào. Ngoài ra, khi cơ thể khó đẩy máu chạy đến các tế bào, nó sẽ sinh ra hóc-môn adrenalin. Đây là loại hóc-môn bình thường được sinh ra khi hệ thống thần kinh trung ương bị kích thích. Khiến tăng nhịp tim, huyết áp để máu được lưu thông.

Gout

Béo phì có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Béo phì có nguy cơ cao dẫn đến bệnh Gout

Những người béo phì có nồng độ axit uric trong máu cao hơn người bình thường. Do họ bị rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể bởi chế độ ăn uống dư thừa dinh dưỡng. Sự kết hợp này sẽ làm tăng mỡ máu và axit uric trong máu đồng thời làm suy giảm khả năng đào thải axit uric. Nồng độ axit uric cao khiến tinh thể muối urat kết đọng trong các khớp xương gây nên bệnh gout. Các triệu chứng điển hình là đau nhức, sưng đỏ và hạn chế vận động.

Tiểu đường

Béo phì có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Béo phì – Một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường

Ở người béo phì thì cơ chế vận chuyển, chuyển hóa đường có nhiều hạn chế. Số lượng insulin ở màng tế bào suy giảm. Chức năng từng thụ thể đơn lẻ bị suy yếu, chức năng truyền tín hiệu vào bên trong tế bào của thụ thể bị tổn thương,… Điều này khiến chất đề kháng insulin được sản sinh, đường trong máu khó được chuyển vào tế bào. Đây chính là hiện tượng đề kháng insulin.

Thời kỳ mới phát béo, chức năng sản xuất insulin vẫn bình thường. Tuy nhiên, theo thời gian sự đề kháng insulin tăng lên làm giảm hoạt lực của insulin. Để cải thiện tình trạng này, tuyến tụy phải họa động liên tục dẫn đến chức năng sản sinh insulin giảm dần và không đủ để duy trì chuyển hóa đường trong máu. Đó là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường.

Trào ngược axit

Béo phì có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Béo phì dẫn đến bệnh trào ngược axit dạ dày

Béo phì có thể liên quan trực tiếp đến chứng trào ngược axit dạ dày. Mỡ tích tụ quanh vùng bụng gây áp lực lên dạ dày làm cho axit trở lại thực quản, gây cảm giác nóng rát. Nguyên nhân là do cân nặng gây áp lực lên dạ dày và cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực của nó yếu đi. Vì thế acid dạ dày và các chất dễ trào ngược hơn.

Ung thư

Béo phì có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Béo phì và ung thư có một mối liên hệ đặc biệt

Người béo phì thường dễ bị mắc các chứng bệnh hoặc rối loạn liên quan. Gây ra viêm mãn tính ở mức độ thấp, và theo thời gian viêm sẽ gây tổn thương DNA dẫn tới ung thư. Ví dụ: Viêm mãn tính cục bộ gây ra bởi bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Đây là một nguyên nhân có thể gây ung thư biểu mô tuyến thực quản.

Sự tăng cường insulin máu hoặc kháng insulin ở người béo phì có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư đại tràng, thận, tuyến tiền liệt và ung thư nội mạc tử cung

Ngoài ra, mô mỡ sinh tổng hợp một lượng estrogen dư thừa. Nồng độ estrogen cao liên quan gia tăng nguy cơ ung thư vú, nội mạc tử cung, buồng trứng, và một số loại ung thư khác.

Phòng và điều trị bệnh béo phì như thế nào?

Mục đích của điều trị thừa cân và béo phì là giảm trọng lượng ở giai đoạn đầu. Sau đó duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ hợp lý ở giai đoạn sau bằng các biện pháp sau:

Chế độ ăn giảm calo

Lượng calo cung cấp giảm từ 20 – 25 % so với tuổi và giới. Loại trừ các loại đường hấp thu nhanh và mỡ bão hòa hoặc tương đương với 1.600 – 1.800 kcal/ngày. Mục đích là giảm cân từ từ, không quá nhanh, khoảng 2-3 kg/tháng.

Tăng cường hoạt động thể lực

Béo phì có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Chăm hoạt động thể lực để phòng và điều trị béo phì

Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, thuận lợi cho lưu thông mạch máu. Vừa giúp cho dinh dưỡng khớp và sụn khớp tốt hơn. Cơ bắp khỏe mạnh sẽ giúp giảm lực đè ép lên các khớp xương trong khi vận động. Nên tập luyện tối thiểu 30 phút/ngày. Những hoạt động thể thao như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu… Và các môn thể thao tập thể như bóng đá, bóng chuyền… nên được khuyến khích.

Phẫu thuật phối hợp điều trị bệnh lý

Một số trường hợp nặng, không đáp ứng với các biện pháp trên, phẫu thuật làm hẹp dạ dày sẽ được đặt ra.

Phối hợp với điều trị các bệnh lý đi kèm với béo phì như thuốc chống thoái hóa khớp, thuốc giảm đau, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ mỡ máu…

Gel săn chắc quế Olic hỗ trợ phòng và điều trị bệnh béo phì hiệu quả. Giảm ngay 3 đến 5 cm cho vùng mỡ thừa sau 2 đến 3 tuần sử dụng. Để đặt hàng chính hãng, hãy truy cập website chính thức của Công ty Olic. Hoặc gọi hotline: 0901.736.668

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *