[Thông báo] Xử lý vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả

làm sao để dứt điểm nám chân sâu
Nám chân sâu làm sao để hết?
15/03/2021
cách chăm sóc da bằng mặt nạ dưỡng da
5 bí kíp tăng cường hiệu quả khi chăm sóc da mặt với mặt nạ dưỡng da
16/03/2021
Xử lý đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả

Căn cứ theo Điều 192 Bộ Luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Tội Sản xuất, Buôn bán hàng giả có thể bị phạt tiền lên tới 3.000.000.000 đồng (Ba tỷ đồng) và phạt tù lên tới 15 năm, trường hợp là pháp nhân (công ty) có hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. 

Dấu hiệu cấu thành tội phạm

1. Mặt khách thể của tội phạm

– Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký;

– Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;”

– Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

– Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;

– Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của thương nhân khác;

– Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

– Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý)

– Hàng hóa sao chép lậu (là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan).

– Tem, nhãn, bao bì giả (Tem, nhãn, bao bì giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên và địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm hàng hóa, mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc bao bì hàng hóa của thương nhân khác)

2. Mặt chủ thể của tội phạm

– Căn cứ vào khung hình phạt, Khoản 1 của Điều luật là tội phạm nghiêm trọng, còn Khoản 2, Khoản 3 của điều luật là tội phạm rất nghiêm trọng. Do vậy, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm quy định thuộc Khoản 1, chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm thuộc Khoản 2, Khoản 3 của Điều luật. Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ về tội phạm này, kể cả thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 của Điều luật.

– Nếu hàng giả có số lượng ít hơn so với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa không có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị dưới 30.000.000 đồng thì người phạm tội phải là người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì mới cấu thành tội phạm.

3. Mặt chủ quan của tội phạm

– Lỗi của người phạm tội được quy định là lỗi cố ý

– Mục đích phạm tội là lừa dối người tiêu dùng

4. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định gồm hai loại hành vi sau:

– Hành vi sản xuất hàng giả

– Hành vi mua bán hàng giả

Quy định về hình phạt

Theo Điều 192 Bộ Luật hình sự 2015, Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định như sau:

1.Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây

Nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194 và 195 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

e) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Làm chết người;

h) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

k) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

l) Buôn bán qua biên giới;

m) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết 02 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Thông báo chính thức từ công ty TNHH Mỹ phẩm sạch Olic

Với 05 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH Olic Việt Nam đã và đang đưa thương hiệu mỹ phẩm sạch Olic phủ sóng rộng khắp thị trường Việt Nam và có số lượng lớn người tiêu dùng tin tưởng. Lợi dụng thương hiệu và uy tín mà công ty đã dày công kiến tạo, có nhiều đối tượng xấu có hành vi làm giả, làm nhái mỹ phẩm của Olic, đặc biệt là sản phẩm Best Seller (cháy hàng) – Serum 7 day Olic. Từ tháng 10/2020, sau khi được Công ty xác minh thì có gần 100 link facebook bán hàng giả của Olic hoạt động rầm rộ và con số này tiếp tục tăng lên chóng mặt.

Để ngăn chặn kịp thời hành vi này và có biện pháp răn đe cứng rắn, Công ty đã có Đơn Tố giác Tội phạm gửi tới Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao – Công an Thành phố Hà Nội. Sau quá trình điều tra và chuyển giao vụ việc, hiện tại vụ việc đang được thụ lý giải quyết tại Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an quận Thanh Xuân (Thông báo được đính kèm văn bản này). Công ty sẽ tiến hành đăng tải công khai danh sách Link facebook buôn bán hàng giả để Đối tác và Khách hàng được cập nhật thường xuyên, tránh bị đối tượng xấu lợi dụng.

Công ty sẽ tiếp tục phối hợp tích cực với Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an quận Thanh Xuân để sớm có kết quả giải quyết tố giác, để những đối tượng có hành vi vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Xem bản thông báo chính thức: Thông tin giải quyết pháp lý Olic  

Thông báo: Kết quả nguồn tin về tội phạm

Cơ quan cảnh sát điều tra quận Thanh Xuân đã tiếp nhận phiếu đơn số 178 của đội 6 phòng an ninh mạng và PCTP sử dụng công nghệ cao – CATP Hà Nội về việc công ty TNHH Olic Việt Nam (địa chỉ: tầng 11, tòa nhà Zen Tower 12 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội) bị một số tài khoản Facebook bán hàng giả do công ty độc quyền phân phối.

Thông tin pháp lý công ty TNHH Olic Việt Nam

Do tính chất phức tạp của vụ việc, cơ quan CSĐT – Công an quận Thanh Xuân đã gia hạn xác minh vụ việc trên 02 tháng từ ngày 15 tháng 02 năm 2021 đến ngày 15 tháng 04 năm 2021.

Để đảm bảo mua đúng hàng chính hãng Olic. Chị em nên đặt mua tại website myphamolic.vn hoặc liên hệ trực tiếp hotline 0386.49.66.88. Thông tin về sản phẩm, mức giá và chính sách mua hàng, vận chuyển đều có tại website Olic.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *